

Now you can Subscribe using RSS
Submit your Email
KHÁCH MỜI TRONG PODCAST SẮP TỚI CỦA DỰ ÁN "Men don't cry unless they do" sẽ là ai?
Cùng đón chờ podcast sắp tới cùng khách mời anh Đinh Ngọc Bình!
- Hiện đang theo học thạc sĩ Tham vấn học đường – Trường Đại học giáo dục – ĐHQGHN
- Chuyên viên tư vấn tâm lý THPT Hanoi Adelaide School
- Chủ sáng lập kênh Tiktok – Ngọc Bình Tâm lý – thường được CĐM ưu ái với cái tên “Thầy Bình tâm lý”
- Diễn giả chương trình Peer down – Cheer up
- Diễn giả “Hạnh Phúc có thật không” của Trường Đại học Hà Nội
Anh được biết đến là một hot TikToker thu hút hơn 200k người theo dõi, với chủ đề chính là những video về vấn đề tâm lý và chữa lành, đưa ra các lời khuyên cho các bạn trẻ về sức khỏe tâm thần. Với ngoại hình ưa nhìn và giọng nói cực kỳ ấm áp, anh Ngọc Bình ngày càng chứng tỏ được sức hút và tầm ảnh hưởng của mình với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị đến từ anh Bình trong tập Podcast ngày hôm nay của chúng mình nhé!
#hetalks#core#dailylife#podcast#mentalhealth#talk#teatalk#Chữalành#teatalkvietnam#corecommunity#tâmthần#mentalhealth#mentalhealthcare#mentalhealthtalks#mentalhealthsupport#mentalhealthawareness
Giới tính sinh học (sex) và giới tính xã hội (gender) là hai khái niệm thường xuyên gây nhầm lẫn, mặc dù trên thực tế chúng có nhiều điểm khác biệt. Trong khi giới tính sinh học liên quan đến sự khác biệt về thể chất sinh học thì giới tính xã hội liên quan đến cách mọi người xác định bản thân mình là ai.
Giới tính sinh học (sex): đề cập đến một tập hợp các thuộc tính sinh học ở người và động vật. Nó chủ yếu liên quan đến các đặc điểm thể chất và sinh lý bao gồm nhiễm sắc thể, biểu hiện gen, mức độ và chức năng hormone cũng như giải phẫu sinh sản và tình dục. Các bác sĩ dựa vào các đặc điểm này để chỉ định giới tính khi sinh.
Ví dụ: khi sinh ra, những người được chỉ định là nữ có lượng estrogen và progesterone cao hơn, trong khi những người được chỉ định là nam có lượng testosteron cao hơn. Những con cái được chỉ định thường có 2 bản sao của nhiễm sắc thể X và những con đực được chỉ định có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y.
Tuy nhiên, giới tính sinh học không chỉ có hai. Một người được gọi là liên giới (intersex) khi ngay từ lúc sinh ra, cơ thể của họ đã có những biến thể về cơ quan sinh dục và nhiễm sắc thể. Họ có thể có cơ quan sinh dục của cả nam và nữ, hoặc có cơ quan sinh dục đặc trưng của một giới nhưng nhiễm sắc thể của họ lại đại diện cho giới còn lại.
Giới tính xã hội (gender): là một bản sắc cá nhân. Nó đề cập đến vai trò, chuẩn mực, và các mối quan hệ gắn liền với “nam tính” và “nữ tính”. Giới tính xã hội dựa trên xã hội và nền văn hóa cụ thể, nó không nhất thiết phải được xác định dựa trên giới tính ngay khi sinh ra. Khái niệm “bản dạng giới” đại diện cho những suy nghĩ bên trong bạn về giới tính của mình, là cách bạn nhận thức bản thân và muốn được người khác xưng hô thế nào. Trong quá trình phát triển, chúng ta tìm hiểu các quy tắc, chuẩn mực, kỳ vọng liên quan đến giới trong nền văn hóa đó. Những người ảnh hưởng đến quá trình đó là cha mẹ, giáo viên, trường học và giới truyền thông. Thông qua xã hội hóa giới, trẻ em bắt đầu phát triển niềm tin của mình về giới và cuối cùng là hình thành bản dạng giới của riêng mình.
Qua khái niệm trên, có thể nhận thấy được sự khác biệt cơ bản về giới tính sinh học và giới tính xã hội như sau:
Giới tính sinh học (sex) được xác định về mặt sinh học và sinh lý học dựa trên giải phẫu của một cá nhân khi sinh ra. Nó thường là nhị phân, có nghĩa là giới tính của một người là nam hoặc nữ. Nói cách khác, nó là yếu tố bẩm sinh, được xác định ngay từ khi sinh ra.
Trong khi đó, giới tính xã hội (gender) không phải sinh ra đã có, nó chịu tác động của yếu tố môi trường – xã hội và thường khó nhận biết hơn. Do đó, có một số tài liệu gọi giới tính xã hội là một cấu trúc xã hội, xuất phát từ quan niệm của nền văn hóa của họ về nam tính và nữ tính. Dần dần, họ phát triển nên bản dạng giới của riêng mình. Chẳng hạn như những gì mà một xã hội coi là phụ nữ, dựa trên những thứ như niềm tin và giá trị - chứ không phải tự nhiên, rằng phụ nữ phải mặc váy và “con trai không được khóc”. Cuối cùng là những phong tục và quy ước xã hội được tạo nên.
Podcast với chủ đề “Nam giới và những áp lực đằng sau cái gọi là “nam tính”” sắp được cho ra mắt bởi team dự án He Talks. Cùng với sự xuất hiện của 1 khách mời vô cùng đặc biệt, hi vọng những câu chuyện những vấn đề được thảo luận trong podcast sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rộng mở hơn về vấn đề sức khoẻ tâm thần cho nam giới. Hãy cùng chờ đón sản phẩm của chúng mình nhé
❤️🥰 PODCAST SẼ RA MẮT TRONG THỜI GIAN SỚM NHẤT, MỌI NGƯỜI HÃY CÙNG ĐÓN CHỜ NHÉ!!!!
#podcast #mentalhealth #hetalks #teatalk #core #talk #dailylife
Vai trò giới là gì? Vì sao nam giới lại bị kìm hãm bộc lộ sự yếu đuối của bản thân?
VẬY VAI TRÒ GIỚI LÀ GÌ?
Trong quá trình lớn lên, chúng ta đã quen với những hình ảnh trong gia đình như mẹ nấu cơm, bố sửa điện hay ở ngoài xã hội như cô bán hàng, chú lái xe, chú thợ xây,… Bởi vì thế, một số người nghĩ rằng đặc điểm của giới tính sinh học sẽ quy định tính chất công việc mà người đó làm.
Dù nam và nữ đều có thể tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, tuy nhiên những quan niệm, các chuẩn mực xã hội đã làm ảnh hưởng đến mức độ tham gia của họ trong các loại công việc khác nhau. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới. Vì vậy, vai trò giới là “tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, vai trò giới là những chuẩn mực về cách hành xử, ăn mặc và lời nói dựa trên giới tính mặc định. Phổ biến nhất là chuẩn mực “phụ nữ phải nữ tính và dịu dàng” còn “đàn ông phải mạnh mẽ”.
ĐÀN ÔNG THÌ PHẢI “MẠNH MẼ”?
Từ nhỏ, những bé trai luôn được dạy rằng: “Con trai thì không được khóc hay thể hiện cảm xúc quá ủy mị, yếu đuối! Làm con trai thì phải quyết đoán, không được do dự! Phải mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống!”. Vì vậy những “vai trò giới” đó đã bị xã hội áp đặt lên nam giới, trở thành một khuôn mẫu chuẩn mực của một “Người đàn ông thực thụ”.
Dù là nam hay nữ thì họ cũng đều có những trải nghiệm về sự giận dữ, buồn bã và sợ hãi thường xuyên giống như nhau, nhưng đối với nam giới, họ chỉ bộc lộ cảm xúc giận dữ, và họ phải tự trấn áp bản thân với nỗi buồn và nỗi sợ hãi, buộc phải che giấu cảm xúc và không cho người khác thấy họ đang gặp khó khăn. Vì thế mỗi lần phái nam trở nên yếu đuối, họ buộc phải thu nỗi đau lại, gồng lên chịu đựng và phải giải quyết vấn đề một mình, đôi lúc việc áp đặt vai trò giới trở nên nặng nề đến mức phái nam có suy nghĩ tự chán ghét và phủ nhận những cảm xúc tiêu cực của mình.
ĐÀN ÔNG CŨNG CẦN ĐƯỢC TÔN TRỌNG KHI HỌ TRỞ NÊN YẾU ĐUỐI
Tuy nhiên, đã là con người thì ai cũng có những lúc yếu đuối, tiêu cực, và những lúc như thế không ai cấm cản chúng ta thể hiện cảm xúc của mình.
Nữ diễn viên Emma Watson đã từng nói: "Tôi ghét câu nói đàn ông không có quyền khóc. Sẽ thật kinh khủng khi họ không thể bày tỏ hay nói về cảm xúc của mình. Bởi việc thể hiện cảm xúc không làm cho chúng ta yếu đi, nó khiến chúng ta sống thật với mình hơn. Nếu bạn có một trái tim đập trong lồng ngực và bạn quan tâm đến điều đó, nó là một điều tuyệt vời".
Vì vậy, dù là phụ nữ hay đàn ông thì cũng phải biết tôn trọng cảm xúc của bản thân mình, đó là cách để chúng ta yêu bản thân và tôn trọng chính con người mình. Khi là chính mình, ta mới được những người xung quanh tôn trọng và thấu hiểu hơn, khi biết làm chủ cảm xúc thì chúng ta mới biết cách làm chủ cuộc sống, sự nghiệp và đam mê của bản thân.
#Chữalành #chữalành #healing #talk #chữalànhđứatrẻbêntrongbạn #contrai #mentalhealth #khóc #corecommunity #dailylife #cry #teatalkvietnam #chualanhtamhon #HETALKS #teatalk #hetalks